Có thể nói, vụ cháy rừng diễn ra vào cuối năm 2019 cho đến thời điểm hiện tại ở Úc được coi là một đại thảm họa thực sự khi nó đã thiêu rụi mạng sống của hàng triệu triệu động vật bao gồm các loài có vú, bò sát và chim. Từng thị trấn bị san phẳng khi lửa tràn qua, người dân thì nháo nhác tìm đến những nơi an toàn để tránh ẩn.
CHÁY RỪNG Ở ÚC – THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG
Theo CafeF/Trí Thức Trẻ, vào ngày 28/12/2019, vụ cháy rừng ở Australia đã tàn phá 3 tiểu bang, khiến khoảng 24 người thiệt mạng và phá huỷ gần 2000 ngôi nhà, giết chết gần 500 nghìn loài động vật. Hàng nghìn khách du lịch và người dân đã bị mắc kẹt tại các bãi biển. Chính phủ đã huy động 2 tàu hải quân đến vùng biển ngoài khơi thị trấn Mallacoota (bang Victoria) để sơ tán người mắc kẹt, những người khác ở các thị trấn có đường bộ bị phá huỷ được di dời bằng trực thăng.
Trong khi đó, Thủ tướng Scott Morrison cho biết sẽ sử dụng hơn 100 nghìn AUD (69 nghìn USD) cho các công tác cứu trợ và cam kết 2 tỷ AUD sẽ dành cho những hoạt động khắc phục hậu quả trong 2 năm tới.
Theo Cafebiz, tại Úc, kể từ tháng 9/2019, đã có ít nhất 20 người đã chết vì cháy rừng, cùng hơn 1.500 ngôi nhà bị thiêu rụi. Đầu năm 2020, có thêm 28 người nữa được xác nhận đang mất tích khi đám cháy chạm đến khu vực phía đông bang Victoria.
Cháy rừng tạo ra một cơn khủng hoảng toàn diện trên các phương tiện truyền thông. Từng thị trấn bị san phẳng. Người dân hoảng loạn chạy trốn trên những con đường tắc nghẽn vì xe cộ không thể di chuyển. Tại ở các thành phố lớn như Sydney và Melbourne, khói đen dày đặc phủ kín bầu trời, khiến chỉ số chất lượng không khí có lúc cao gấp 20 lần so với mức “độc hại” thông thường.
Nước Úc đang phải trải qua những ngày tháng u ám nhất, nhưng lý do là vì đâu, liệu có liên quan gì đến câu chuyện biến đổi khí hậu được nhắc đến rất nhiều trong thập kỷ vừa qua?
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÁY RỪNG NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG
Bản thân khí nhà kính không thể tự gây hỏa hoạn. Những thảm họa cháy rừng cũng không xảy ra chỉ vì khí hậu thay đổi. Tuy nhiên, hệ quả từ cháy rừng lại trở nên tồi tệ hơn nếu nhiệt độ Trái đất tăng lên.
Nó bao gồm 2 nguyên nhân chính đó là nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.
- Nguyên nhân khách quan
Trái Đất nóng lên toàn cầu là do việc phát thải lượng lớn khí metan vượt mức cho phép. Khí metan chính là loại khí nhà kính giữ nhiệt. Hiện tượng núi lửa phun trào với khối lượng khổng lồ tạo thành tro bụi cũng chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên.
- Nguyên nhân chủ quan
Và chính những điều đó đã làm cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt.
HÃY THAY ĐỔI THÓI QUEN HÀNG NGÀY ĐỂ CỨU SỐNG TRÁI ĐẤT
Trong 2 nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên thì nguyên nhân nhân tạo, cụ thể là do tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu. Do đó, để có thể hạn chế được tình trạng này, mỗi chúng ta cần phải thay đổi thói quen hàng ngày của mình.
Cần có cái nhìn và nhận thức đúng đắn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ nhận thức biến thành hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa… để dần dần từ bỏ thói quen sử dụng chúng. Thay vào đó, hãy sử dụng những sản phẩm tự nhiên được làm từ tre, gỗ… Tuy chỉ là những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của nó lại vô cùng lớn lao. Nếu duy trì được thói quen lành mạnh này, chắc hẳn ngôi nhà chung của chúng ta sẽ luôn sạch và “khỏe mạnh”.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm về tre tại https://ongtre.vn